CHÙA NGUYÊN NGỘ
chuanguyenngo.com

Chào mừng Quý Phật tử đến với Ban Bảo trợ 
www.chuanguyenngo.com

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Chung tay cứu độ thế gian
Vạn sự an bình phúc để ngàn sau 
Hãy mang hạnh phúc cho nhau
Còn hơn cay đắng khổ đau cuộc đời
Người ơi hãy giữ lấy lời
Nhân nào quả ấy khắc lời thiên thu



CỐT LÕI CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

CỐT LÕI CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO LÀ GÌ? 
Buddhadasa 
Hoang Phong chuyển ngữ

 


Nếu nêu lên câu hỏi tâm điểm của Phật Giáo là gì thì một số người sẽ bảo rằng đấy là Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế), một số người khác thì lại cho đấy là aniccamdukkhamanatta (tức là Ba Dấu Ấn hay Ba Nguyên Lý Căn Bản của Phật Giáo là aniccam: vô thường, dukkha: khổ đau hay bất toại nguyên, manatta: vô ngã. Tuy nhiên cũng xin ghi nhận thêm là nhiều kinh sách còn đề nghị thêm một dấu ấn thứ tư là nibbanâ hay niết-bàn) và một số người khác nữa thì lại đọc lên vanh vách các câu sau đây:

Sabba pipassa akaranamKusalassupasampadaSacitta pariyodapanam
Etam Buddhanasasanam

(có nghĩa là : "không nên làm điều xấu, chỉ nên làm điều tốt, tinh khiết tâm thức mình, đấy là cốt lõi giáo huấn của Đức Phật")

Tất cả các câu trả lời trên đây đều đúng, thế nhưng chỉ đúng được một phần, chẳng qua bởi vì mọi người chỉ trả lời một cách thuộc lòng mà quên mất đi là phải tự kiểm chứng bằng kinh nghiệm của chính mình xem có đúng thật như thế hay không.

Để nêu lên cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo tôi chỉ xin nhắc lại với quý vị một câu phát biểu vô cùng đơn giản của Đức Phật: "Không được bám víu vào bất cứ gì cả". Trong kinh Majjhima Nikaya(Trung A Hàm) có thuật lại rằng một hôm có một người bước đến đảnh lễ Đức Phật và thỉnh cầu Ngài hãy tóm lược giáo huấn của Ngài bằng một câu thật ngắn gọn, và nếu được thì câu ấy sẽ là gì. Đức Phật đáp lại rằng Ngài có thể làm được việc ấy và đã nói lên câu trên đây: "Sabbe dhamma nalam abhinivesaya" tức là "Không được bám víu vào bất cứ gì cả" ("Sabbe dhamma" có nghĩa là bất cứ gì, "nalam" không được phép, "abhinivesaya" bám víu vào). Đức Phật còn nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của câu này bằng cách nói thêm rằng nếu ai được nghe những lời cốt tủy ấy thì cũng có nghĩa là nghe được tất cả giáo huấn, và nếu ai tiếp nhận được quả của việc tu tập ấy(không bám víu vào bất cứ gì) thì cũng có nghĩa là tiếp nhận được tất cả các quả do giáo huấn của Ngài mang lại.

Nếu ai nắm vững được sự thật trong những lời giáo huấn ấy một cách hoàn hảo - tuyệt đối không được bám víu vào bất cứ gì cả - thì người ấy cũng sẽ không còn bị những con vi khuẩn gây ra các thứ bệnh thèm muốn, ghét bỏ và vô minh thâm nhập, đấy là các thứ bệnh đưa đến những hành động sai lầm, dù là trên thân xác, bằng ngôn từ hay trong tâm thức. Chính vì thế, cứ mỗi khi có một hình tướng, một âm thanh, một mùi, một vị, một sự va chạm hay một hiện tượng tâm thần phát hiện, thì kháng thể "không được bám víu vào bất cứ gì cả" sẽ giúp chận đứng ngay được sự lây nhiễm. Vi khuẩn không thể thâm nhập được, hoặc cũng có thể cứ để cho chúng thâm nhập nhằm để dễ tiêu diệt chúng hơn. Dù sao thì vi khuẩn cũng sẽ không thể nào sinh sôi nẩy nở và gây ra bệnh được, bởi vì kháng thể trong người luôn tìm cách tiêu diệt chúng. Thật vậy kháng thể đó có hiệu lực vô song và vĩnh viễn. Và đấy là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo, của tất cả Dhamma. Không được bám víu vào bất cứ gì cả!

Bất cứ ai đã thực hiện được sự thật đó thì cũng có thể xem như đã tạo được cho mình kháng thể giúp hóa giải mọi sự tác hại của căn bệnh tâm linh và khiến cho nó phải chấm dứt. Người ấy sẽ không còn bị căn bệnh làm cho mình phải khổ sở với nó nữa. Thế nhưng đối với trường hợp của một người bình dị không thấu triệt được cốt lõi của giáo huấn của Đức Phật là gì thì hoàn toàn khác hẳn: người này không có một sức đề kháng nào cả.

Đến đây có lẽ quý vị cũng đã nắm vững được ý nghĩa của "căn bệnh tâm linh" là gì và ai là vị lương y chữa khỏi được căn bệnh ấy. Thế nhưng chỉ khi nào ý thức được là mình đang bệnh thì khi ấy mình mới thật sự nghĩ đến việc chữa chạy và sử dụng liều thuốc thích nghi. Nếu chưa ý thức được là mình đang bệnh thì mình vẫn cứ sống nhởn nhơ và đua đòi những gì mình thích. Đấy chẳng khác gì như một người bị lao phổi hay bị ung thư mà cứ lo vui đùa không quan tâm đến việc chữa chạy cho đến một lúc nào đó thì mọi sự đã muộn, người ấy sẽ không sao tránh khỏi cái chết do căn bệnh của mình gây ra.

Không nên vướng vào những chuyện ngu xuẩn đại loại như thế! Phải luôn tuân theo những lời chỉ dạy của Đức Phật: "Không được chểnh mãng. Phải luôn chú tâm thật mạnh". Biết chú tâm thật mạnh thì chúng ta mới nhận ra được là mình đang bị căn bệnh tâm linh hành hạ và từ đó mình mới khám phá ra được đám "vi khuẩn" gây bệnh cho mình. Nếu áp dụng được những điều chỉ bảo trên đây một cách đúng đắn và kiên trì thì nhất định quý vị cũng sẽ tiếp nhận được ngay trong cuộc sống này những điều tốt đẹp nhất mà con người có thể có được.

Trích từ:
Buddhadasa Bhikkhu 
CỐT LÕI CỦA CỘI BỒ ĐỀ 
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Phương Đông 2012
(Phần I)


Bài đọc thêm:

Một Chữ Xả - HT. Thích Thanh Từ



TrướcSau

In Trang

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

08/06/20159:04 SA

Tuệ Thiền Lê Bá Bôn

Khách

LÀM SAO THỰC HÀNH “KHÔNG ĐƯỢC BÁM VÍU VÀO BẤT CỨ GÌ CẢ”? 

- Đó là cách nói khác của “đại xả”, “ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm”, “vô sở đắc”, “tâm tịch diệt”, “tâm tịch lặng”, “tất cánh viễn li”, “buông xuống”… 

- Trước tiên, phải có định lực để thấy rõ vọng tâm như thấy rõ vật trong lòng bàn tay, tức là phải tỏ ngộ năm thủ uẩn… “Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn. Thế giới loài người của chúng ta là sự hiện hữu của năm uẩn, và trừ phi chúng ta biết và thấy được năm uẩn này, bằng không chúng ta không thể hiểu rõ lời dạy của đức Phật. (…) Khi hành giả phát triển được định tâm mạnh mẽ, hành giả sẽ thấy rằng đối tượng được phản chiếu trong ý môn như trong một tấm gương”. (Thiền sư Pa-auk Sayadaw, thiền sư theo truyền thống Theravàda-Phật giáoNamtông – Biết Và Thấy; P. Sayadaw; dịch giả: Pháp Thông). 

- Ngũ uẩn còn được gọi là Danh và Sắc. Danh là tâm, là thọ tưởng hành thức. “Danh” là “tên gọi”. Tâm, hay thọ tưởng hành thức, là vận hành của danh (tên gọi), tức là vận hành tâm ngôn (lời nói trong tâm). 

- “Quán tâm”, hay “quán tâm nơi tâm”, chính là “lắng nghe mọi nói năng nghĩ tưởng trong tâm”; cũng chính là “quán thế âm”. Lắng nghe tâm ngôn tỏ rõ-tự tại-từ bi, thì tâm ngôn im bặt, tâm thái tịch lặng hiện tiền. Tịch lặng mà thường biết (tịch-tri). Đó là sơ ngộ (nhập lưu) tâm thái “không bám víu vào bất cứ gì”. 

- Khi tâm khởi bám víu (khởi tâm ngôn) thì lắng nghe những nói năng nghĩ tưởng trong tâm; khi tâm tịch lặng thì lắng nghe Tâm Không (Tánh Không, Niết Bàn). Đó là tiếp tục hành thâm. 

* (Nếu bạn lữ có ít nhiều đồng cảm, kính mời đọc thêm phần bổ sung trong Đường Về Minh Triết ở Thư viện Hoa Sen).

10/04/20152:39 CH

phan buu thong

Khách

Cot loai phat giao la: tuy tran truc anh nga phap hoach sanh vo minh cuu canh vong thanh tham san si man huu lau nghiep ! Tuyet tuong trien can tu tha bat cach giac tanh bon lai cu tuc tu bi hi xa vo luong tam ( tam minh - le dinh tham)

31/03/20159:28 SA

Nguyen Du

Khách

Cám ơn dịch giả Hoàng Phong, mong được đọc những bài dịch tiếp của ông .

25/03/20153:35 CH

Bs Tào Trọng Nhân

Khách

ĐỂ TÌM HIỂU NHANH NỘI DUNG CỐT LÕI CỦA MỘT HỌC THUYẾT, MỘT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, MỘT BÀI LUẬN, MỘT BÀI BÁO... 
Ta đọc phần mở đầu và phần kết luận. 
" CỐT LÕI CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO LÀ GÌ" được trình bày cô đọng trong bài mở đầu là " TỨ DIỆU ĐẾ" và bài cuối là " BÁT NHÃ TÂM KINH" 
Bài Tứ Diệu Đế mang tính tuyên ngôn Phật học, là tổng quan lý thuyết - đại cương giáo án của đức Phật. Bài Bát Nhã Tâm Kinh mang tính tổng kết hướng dẫn thực hành. 
Mục đích cốt lõi của giáo huấn Phật giáo là dạy cho lòai người sống luôn hạnh phúc chân chính. Những ai đang mơ mộng được lên thiên đàng ( để được hạnh phúc chân chính vĩnh cửu) hãy đến học và làm những điều đức Phật dạy. 
Thực hành cốt lõi của đạo Phật là đi từ bờ khổ của đời mình đến bờ an lạc chân chính, đi từ nơi có khổ đau đến nơi không có khổ đau. Nói gọn lại là đi từ có đến không. Để đi đến bờ an lạc, việc đầu tiên là phải rời bỏ, buông cái bờ khổ đau ra. Chúng ta luôn bám víu vì tưởng rằng những gì chúng ta đang có là hạnh phúc, chúng ta kiên quyết bám chắc cái bờ khổ đau. Muốn buông xả được phải hiểu sâu sắc chân lý Tánh Không. Khi buông xả được cái bờ khổ đau, chúng ta bơi hoặc chèo thuyền vượt sang bờ hạnh phúc. Bát Nhã Tâm Kinh cho cái khung cốt lõi hành động là : quán triệt Tánh Không - Buông Xả - sống Vượt Qua Mọi Khổ Đau( gate, gate......" đạt quả hạnh phúc chân chính. 
Tình hình hiện nay, chúng ta không chịu buông xả do bệnh tưởng quá nặng, chưa thực sự ngộ được Tánh Không. Buông xả chỉ trên cái miệng, chèo thuyền trên cái miệng trong khi thực tế thuyền đời chúng ta vẫn đang neo chắc trong cái bến cảng khổ đau.Trước tình hình đó có Thầy có bài thơ Mộng nổi tiếng. Có Thầy lại có bài Thơ thúc dục Buông. Đặc biệt có nhiều Thầy đã Buông làm gương - các bậc vĩ đại đó đã chủ động lìa cõi đời này trong khi họ không thiếu thứ gì ở cõi đời này cả ( họ thực sự hạnh phúc, họ đã chứng Niết bàn) . 
Cũng có nhiều Thầy và nhiều trí thức Phật tử sai lầm . Trong khi nhân lọai chìm đắm bám víu Tham, Sân, Si , đủ thứ mộng tưởng tiêu cực sai lầm...tự giam cầm mình trong khổ đau phiền não , thì những bậc trí cao này lại đam mê dạy, học và bàn luận những kiến thức cao siêu về cái bờ hạnh phúc bên kia, về cách chèo thuyền sao cho khỏe tiến cho nhanh.... 
Nhận chân ra được điều cốt lõi đức Phật giáo huấn là việc cần làm trong bước đầu tu học Phật, nhưng không được dừng tại đó mà phải tức thời sống theo hướng mà ngón tay Phật đã chỉ cho. Chúng ta hãy tỉnh táo và thực tế để không làm rối những lời Phật dạy.

24/03/20154:44 CH

Bs Tào Trọng Nhân

Khách

"CỐT LÕI CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO LÀ GÌ?" 
Đây cũng là câu thứ hai tôi tự hỏi khi bước vào tìm hiểu Phật giáo. ( câu thứ nhất là Phật dạy những điều này nhằm mục đích gì? = tại sao Phật lại dành cả đời mình để dạy những điều này?). Ý nghĩa như nấc thang thứ hai trênbước đường tu học vậy. 
Khi có câu trả lời rồi thì tôi thấy câu hỏi này không còn quan trọng nữa, cũng như đã bước trên bậc thang thứ ba thứ tư để lên tòa nhà giác ngộ và ngỏanh lại nhìn bậc thang thứ hai đã đi qua mà thôi.

24/01/20159:18 SA

KhanhDam

Khách

Được sinh ra làm người 
Là một dịp rất khó 
Để sống đúng là người 
Lại là điều khó hơn 
Sống theo lời Phật dạy 
"Ta vượt khỏi bộc lưu". 
Đó là điều cốt lõi.

23/01/20156:22 CH

MHuy

Khách

Không được bám víu vào bất cứ gì cả. Câu này tuy ngắn gọn, nội dung nhìn có vẻ đơn giản. Nhưng để làm được đến tận cùng điều này thì khó vô cùng. Chỉ có bậc Thánh A La Hán mới làm nổi. Con người thường bám víu vào đủ thứ :lợi danh, địa vị, tiền tài, uy tín, danh dự, phẩm giá v.v....Nhưng cái khó và cố hữu nhất vẫn là cái thân mạng này và những cái khác xung quanh nó. Ví dụ như có ai gọi tên mình ra chửi mắng, nói xấu mình đã cảm thấy buồn và bực tức rồi. Chưa nói nếu như cái thân này bị đánh đập, sỉ nhục cho đến giết hại. Trong kinh vô ngã tướng mà Đức Phật dạy năm anh em ngài Kiều Trần Như không chấp, không được xem sắc, thọ, tưởng, hành, thức là ta hay của ta. Sau khi bài kinh vừa dứt cả 5 thầy đều được giải thoát và ko còn chấp vào bản ngã nữa.

04/01/20159:25 SA

Thai Tr Đ

Khách

Tôi thấm nhuần Giáo lý 'Tứ vô lượng tâm' và 'Tinh tấn' của Đức Phật.

07/11/20142:22 SA

legia

Khách

tôi cho rằng lời nói này của Đức Phật ngài chỉ nói một vế dành cho người đại thừa còn lại một vế nữa ngài chưa nói hết dành cho người thượng thừa cho nên theo tôi câu này của ngài mới là câu nói hết " phi hữu phi vô diệc hữu diệc vô " tạm dịch lấy ý " không nắm cũng không bỏ mà chẳng phải nắm cũng chẳng phải bỏ" câu này mới là cốt lõi của phật giáo người nào hiểu được câu này thì có thể được coi là ngộ giải nhưng chưa đạt mà phải tự mình trải nghiệm nó thì mới được gọi là chứng ngộ nội hàm cả trong lẫn ngoài lý thuyết và thực hành bậc đấy người ta gọi là giải thoát vậy./.