CHÙA NGUYÊN NGỘ
chuanguyenngo.com

Chào mừng Quý Phật tử đến với Ban Bảo trợ 
www.chuanguyenngo.com

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Chung tay cứu độ thế gian
Vạn sự an bình phúc để ngàn sau 
Hãy mang hạnh phúc cho nhau
Còn hơn cay đắng khổ đau cuộc đời
Người ơi hãy giữ lấy lời
Nhân nào quả ấy khắc lời thiên thu



TT. Thích Nhuận Quang thuyết giảng tại Trường hạ chùa Quảng Đức

Sáng ngày, 07-06-2018, TT.Thích Nhuận Quang, Trưởng Ban Hoằng pháp GHPGVN quận 12, viện chủ chùa Nguyên Ngộ đã đến thăm và có lịch thuyết giảng, chia sẻ kinh nghiệm tu học với các hành giả an cư tại đạo tràng an cư kiết hạ chùa Quảng Đức (Q.12-TP.HCM).



Tại đạo tràng an cư kiết hạ, TT. Thích Nhuận Quang đã có buổi thuyết giảng chia sẻ kinh nghiệm với đề tài liên quan đến " Địa lý phong thủy" cho hơn 60 hành giả an cư tham dự.

Các chư Tăng tại đạo tràng an cư kiết hạ chùa Quảng Đức



Đối với vạn vật trong cõi nhân gian, Phật giáo đều có sự quan sát thấu đáo ,hiểu rõ thiên có thiên lý, địa có địa lý, nhân có nhân lý, vật có vật lý, tình có tình lý, tâm có tâm lý. Trên thế gian bất kỳ sự vật gì cũng có cái “lý” riêng biệt của nó, địa lý phong thủy tất nhiên cũng có “nguyên lý” của nó. Địa lý là dựa vào địa hình và phương vị thiên thể mà sinh ra tầm ảnh hưởng đối với con người, đây là thường thức của tự nhiên; thuận với lẽ tự nhiên có thể thu được thời cơ thuận lợi, đạt được địa thế cực tốt của non sông; trái với tự nhiên, sẽ có kết quả ngược lại.

Mưu cầu cuộc sống bình an, mong mỏi xa lìa những muộn phiền âu lo, xưa nay đều như vậy. Nhưng mà, thái độ của người bình thường, đối với các sự vật không hiểu, không biết, không thể nhìn thấy, thường mù quáng mò mẫm suy đoán chủ quan, gán ghép méo mó, thậm chí mê hoặc tin nó, vì vậy dễ dàng bị mê tín thần quyền điều khiển, khống chế. Địa lý phong thủy cố nhiên có nguyên lý của nó, song không phải là chân lý rốt ráo. Đứng ở góc độ của thuyết Nghiệp lực và thuyết Nhân quả trong giáo lý của Đức Phật để xem xét, ta thấy rằng lành dữ họa phúc, đều là donghiệp nhân thiện ác của kiếp quá khứ tạo thành quả báo của đời nay, vốn không phải chịu tác động chi phối hay thao túng của phong thủy địa lý


TT.Thích Nhuận Quang tại buổi thuyết giảng




Phật giáo là một tôn giáo trí tín, tất cả giáo lý Phật giáo như Nghiệp lực, Nhân quả, Tam pháp ấn, Tứ diệu đế,Bát thánh đạo, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, đều có mục đích chung là nhằm khai mở trí tuệ của chúng sinh, giúp đỡ chúng sinh nhận thức đúng bản chất của thực tướng nhân sinh, từ đó đi đến giải quyết các phiền não khổ đau, đạt được giải thoát tự tại, sao có thể mê tín dị đoan địa lý phong thủy, chỉ tăng thêm phiền não, vọng niệmvà si mê mà thôi.

Phật giáo cho rằng “mọi người đều có Phật tính”, chính là muốn chúng ta nhận thức chính mình, khẳng định chính mình, và tin tưởng vào chính mình, từ đây làm chủ nhân của chính mình. Vì thế, chỗ tốt lớn nhất trong việc học Phật, chính là làm cho chúng ta vượt thoát ra ngoài sự mê tín dị đoan thần quyền, không chịu sự chi phối của địa lý phong thủy, trả lại cho chính mình một đời sống tự do tự chủ.





Phật giáo cho rằng bên ngoài nếu có được địa lý môi trường chung quanh tốt đẹp, cố nhiên là điều rất tốt  lành, nhưng quan trọng hơn cả là nội tâm cũng phải có địa lý phong thủy tốt đẹp. Nghĩa là nội tâm bên trong có: thông gió tốt – dòng suy nghĩ thông suốt; ánh nắng tốt – nhiệt tâm cởi mở; tầm nhìn tốt – nhìn về tương lai; con đườngtốt – Bồ đề chánh đạo, đây chính là “long huyệt” tốt đẹp nhất, cao vời nhất của nội tâm bên trong.



Hoàng Vân